Trách nhiệm của Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:23 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trách nhiệm của Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai? Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có những trách nhiệm như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:

Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.

2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.”

Trong bộ máy cơ cấu nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội trong lĩnh vực quản lý ngành Công Thương. 

Thứ trưởng đứng dưới Bộ trưởng, đảm nhận nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đều được gọi chung bằng chức danh Thứ trưởng. Thứ trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính trị nói chung và Bộ nói riêng. Thứ trưởng có vai trò giúp Bộ trưởng trong việc chỉ đạo, xử lý, thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Ngoài giúp đỡ, hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ được giao từ Bộ trưởng, Thứ trưởng phải liên tục quan sát, theo dõi để phát hiện vấn đề cần giải quyết.

Cùng với quyền hạn, Thứ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm của Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cụ thể qua các công việc sau:

  • Chỉ đạo các đơn vị trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển các dự án liên quan đến chính sách, phát lệnh, pháp luật;
  • Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong quá trình thực hiện các quy định, dự án, chính sách từ cấp trên đưa ra;
  • Thường xuyên theo dõi ngành, đơn vị dưới sự chỉ đạo, phân công của các ngành tương ứng;
  • Trong trường hợp cần giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm, Bộ trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo. Khi đó Thứ trưởng sẽ hỗ trợ, báo cáo và xin ý kiến liên tục;
  • Ttheo dõi tổng hợp, chỉ đạo và hướng dẫn toàn ngành về chuyên môn cụ thể nào đó;
  • Quán xuyến hoạt động tổng thể của Bộ nhằm xử lý những vấn đề phát sinh trên cơ sở được bộ phân công. Các Thứ trưởng phải phối hợp với Bộ trưởng để hoàn thành nhiệm vụ và tuân thủ Quy chế làm việc của Bộ.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra quy định về trách nhiệm của Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư