Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:48 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các quy định của văn bản quy phạm pháp luật

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất. Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý của của các cơ quan nhà nước. Vậy văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 giải thích rằng:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.”

Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”

Theo quy định trên, ta thấy văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:

1. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền:

Văn bản quy phạm pháp luật do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bao gồm: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,… Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ.

2. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật:

Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng.

Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật luôn có một mẫu chung bao gồm các nội dung chính sau:

- Phạm vi điều chỉnh.

- Đối tượng áp dụng.

- Nội dung thực hiện.

- Điều khoản chuyển tiếp.

- Hiệu lực thi hành.

Vì văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm pháp luật nên văn bản quy phạm pháp luật luôn có tính chất bắt buộc chung. Tính bắt buộc chung của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh mà văn bản quy phạm pháp luật quy định. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật luôn có tính áp đặt, ràng buộc quyền, nghĩa vụ với đối tượng quản lý. Văn bản quy phạm pháp luật không đặt ra quy định cho đối tượng cụ thể, xác định mà nhắm tới các đối tượng khái quát, trừu tượng (mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng) như công dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp,…

Để văn bản được triển khai và thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp như phổ biến, tuyên truyền; biện pháp tổ chức, hành chính; biện pháp cưỡng chế…

3. Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Thủ tục ban hành văn bản pháp luật là những cách thức, trình tự mà các chủ thể có thẩm quyền cần phải tiến hành khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật đều được ban hành theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định bao gồm: lập chương trình xây dựng văn bản; soạn thảo; lấy ý kiến đóng góp; thẩm định, thẩm tra; trình, thông qua, kí chứng thực và công bố ban hành.

4. Hình thức của văn bản quy phạm pháp luật:

Hình thức của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: tên loại văn bản và thể thức, kỹ thuật trình bày. Pháp luật quy định các văn bản pháp luật cần được trình bày theo kết cấu chung về hình thức văn bản như vị trí và cách thức thể hiện một số chi tiết thuộc về mẫu trình bày văn bản (cỡ chữ, kiểu chữ, dấu gạch chân,…) cho mỗi đề mục hình thức: quốc hiệu, tên cơ quan ban hành,…

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư