2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:
“Điều 21. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.”
Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu là những người được bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt. Đó là những người đại diện của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội là cấu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân. Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vì vậy, khi làm nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân cả nước, phải quan tâm tới lợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ và pháp luật của Nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương.
Địa vị pháp lý của một đại biểu quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Nhiệm kỳ của đại biểu quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.
Các Đại biểu Quốc Hội nước ta phải gắn liền với cử tri và đơn vị bầu cử đã bầu ra họ. Các đại bíểu Quốc Hội được bầu ở các đơn vị bầu cử trong Tỉnh hoặc Thành phố trực thuộc Trung ương họp thành đoàn đại biểu Quốc Hội. Đại biểu Quốc Hội tiếp dân, tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri và thu thập ý kiến nguyện vọng của cử tri. Mỗi đại biểu Quốc Hội do cử tri trực tiếp bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhà nước trước, cử tri đơn vị bầu cử ra mình. Trong thực tế hiện nay, khi trình độ đại biểu ở nước ta chưa đồng đều, phương tiện đi lại khó khăn, khả năng hoạt động của các đại biểu khác nhau, vì vậy sẽ có một hoặc hai đại biểu hoạt động chuyên trách để tổ chức và tạo điều kiện cho các đại biểu hoạt động.
Như vậy thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày rất rõ về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh