Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Với Hiến pháp năm 1959, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta đã ghi nhận chế định Viện kiểm sát nhân dân và ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là một cấp thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân tại Việt Nam. Chủ thể đóng vai trò lãnh đạo, đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Theo đó, bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày một số quy định liên quan đến việc bổ nhiệm, nhiệm kì cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể này.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là gì?

  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là một cấp kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp dưới trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và là cấp trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp tỉnh) và Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát cấp huyện) về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
  • Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Việt Nam bao gồm:

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

 

Quy định về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Việt Nam là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.”

Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là bao nhiêu năm?

Căn cứ khoản 3 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

[…]

3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.”

Theo đó, tương tư như nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tói cao, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những quyền hạn gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  • Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư