Xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp đối với viên chức như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:04 (GMT+7)

Ngoài hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức còn có thể được xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp. Tiêu chuẩn xét, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được quy định tại Điều 41 Nghị định 115/2020/NĐ

Ngoài hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, viên chức còn có thể được xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp. Tiêu chuẩn xét, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được quy định tại Điều 41 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

Điều kiện để viên chức được xét thăng hạng

Viên chức đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện sau được xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh có yêu cầu về hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn chức danh nghề nghiệp hiện giữ theo quy định của pháp luật chuyên ngành:

1. Viên chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;

2. Viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

3. Viên chức đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;

Thẩm quyền xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có văn bản kèm theo bản sao các văn bản chứng minh về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đặc cách của viên chức, gửi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức xem xét, quyết định.

Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thăng hạng viên chức bao gồm:

- Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về chỉ tiêu thăng hạng và tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV.

- Việc phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư