2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, đòi hỏi Tòa án phải giải quyết các vụ án hành chính một cách tạm thời, nhanh chóng. Để đáp ứng mục tiêu này, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án tố tụng hành chính nhằm kịp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các biện pháp khẩn cấp tạm thười trong tố tụng hành chính. GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn và cung cấp dịch vụ luật sư giỏi hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cơ bản thông qua bài viết dưới đây.
- Luật Tố tụng hành chính 2015.
Biện pháp khẩn cấp tạm thười trong vụ án hành chính là các biện pháp do pháp luật quy định và được Tòa án áp dụng để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án hành chính.
Như vậy ta có thể thấy các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc về tòa án;
- Thứ hai, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng, thay đổi, hủy bỏ ở bất kì giai đoạn nào của tố tụng hành chính;
-Thứ ba, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính phải được áp dụng, thay đổi, hủy bỏ trong trường hợp và theo thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định;
-Thứ tư, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành ngay.
Điều 68 luật tố tụng hành chính 2015 quy định có 3 loại biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:
- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Điều 69 luật tố tụng hành chính 2015 quy định:
“1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.
2. Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.”
Trong quản lí hành chính nhà nước, các quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được ban hành đều là quyết định pháp luật cá biệt, thường có hiệu lực thi hành ngay. Do vậy nếu các quyết định này liên quan đến việc làm phát sinh tranh chấp hành chính tòa án đang giải quyết thì tòa án có quyền xem xét tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.
Việc thực hiện hành vi hành chính là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức , cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu hành vi hành chính có liên quan đến việc làm phát sinh tranh chấp hành chính đang được tòa án giải quyết thì tòa án có trách nhiệm xem xét bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm hại bưởi hành vi này. Do đó điều 70 luật tố tụng hành chính 2015 quy đinh:
“Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng việc tiếp tục thực hiện hành vi hành chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.”
Pháp luật quy định đương sự trong vụ án hành chính có những quyền và lợi ích nhất định những bên cạnh đó học có trách nhiệm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác và tạo điều kiện để tòa án giải quyết vụ án một cahs nhanh chóng nhất, đúng với quy định của nhà nước. Do đó điều 71 Luật tố tụng hành chính quy định:
“Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.”
Để đảm bảo quyền và lợi ịch hợp pháp của các bên có liên quan và việc xử lí vụ án hành chính công bằng, minh bạch. Luật tố tụng hành chính 2015 quy định:
- Đương sự yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường.
- Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải bồi thường.
- Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong trường hợp yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đương sự có yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu có lỗi trong thiệt hại phải bồi thường.
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm viết đơn;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện;
+ Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 66 của luật tố tụng hành chính 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 66 của luật tố tụng hành chính 2015 thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
- Khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án xem xét, quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khi xét thấy không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.
- Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
+ Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
+ Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
+ Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật tố tụng hành chính.
Thẩm phán hoặc hội đồng xét xử chỉ ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời , nếu đơn yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự là hợp pháp và có đủ căn cứ theo quy định của luật.
Điều 75 luật tố tụng hành chính 2015 quy định:
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.
- Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan khi tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, điều 76 luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo của Thẩm phán về việc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Tại phiên tòa, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Hội đồng xét xử về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
- Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật tố tụng hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.
- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.
- Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đã nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến quy định của pháp luật về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm . Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh