2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, trước đây Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 1993 không nhắc tới quy định nêu trên.
Trong hệ thống tư pháp, Tòa án giữ một vị trí đặc biệt. Bằng hoạt động của mình, Toà án có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn, và đảm bảo công lý, bảo vệ pháp luật và quyền lợi của công dân - một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia. Ngoài ra, Tòa án còn có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Và ngày nay khi mà các tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều từ sinh hoạt đến sản xuất kinh doanh, thương mại thì càng khẳng định được vai trò giải quyết tranh chấp của Tòa án.
Theo đó, chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc theo quy định pháp luật.
Thẩm phán là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được quy định như sau:
“Điều 7. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm
1. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Tòa án.”
Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.
Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của pháp luật, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán.
Theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp 2013, Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 12 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định việc xét xử sơ thẩm của tòa án phải có Hội thẩm nhân dân tham gia trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Như vậy, pháp luật quy định Hội thẩm nhân dân phải có trong các phiên xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính. Việc Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm nhằm xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, Hội thẩm còn được giao quyền ngang với thẩm phán trong việc biểu quyết để ra một bản án theo hình thức đa số. Như vậy, việc có hội thẩm khi xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong việc nâng cao nền tư pháp nước ta.
Theo Khoản 2 Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định chế độ bầu, cử Hội thẩm nhân dân được quy định như sau:
“Điều 7. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm
2. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.”
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh