2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự
1. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
2. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.
3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
BLTTDS 2015 có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời đối với mọi hoạt động tố tụng. Như vậy, không tùy thuộc vào việc hoạt động tố tụng dân sự diễn ra ở đâu, trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam hoặc ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam nếu như vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nước CHXHCN Việt Nam thì mọi hoạt động tố tụng dân sự đều được tiến hành theo quy định của BLTTDS 2015.
Trong trường hợp vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng nước CHXHCN Việt Nam, nhưng do Hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài hoặc theo nguyên tắc có đi có lại mà cơ quan tiến hành tố tụng nước ta tiến hành những hoạt động tố tụng dân sự nhất định (như tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ) theo yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài, thì việc tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự đó cũng phải được tiến hành theo quy định của BLTTDS 2015.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và các quy định của pháp luật quốc tế đối với các vấn đề có liên quan là rất quan trọng. Vì vậy nên việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cũng phải áp dụng các quy định của BLTTDS. Nếu Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì việc giải quyết được tiến hành theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Những người nước ngoài (cơ quan, tổ chức, cá nhân) thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở đây: quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao có thể hiểu là: “quyền đặc biệt mà nước tiếp nhận dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức, nhân viên của cơ quan này đóng tại nước mình nhằm tạo điều kiện cho họ hoàn thành chức năng ngoại giao” hoặc theo các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập theo tập quán quốc tế thì vụ việc dân sự liên quan đến họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh