2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay, số lượng các vụ án hành chính tăng lên ngày càng nhiều. Để đảm bảo các vụ án được xử lý công bằng, công khai, minh bạch nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan Nhà nước luật tố tụng hành chính quy định tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Bằng các quy định của pháp luật tố tụng hành chính người dân có thêm phương tiện hữu hiệu để làm chủ xã hội và xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân. Pháp luật có những quy định chung gì về luật tố tụng hành chính. Cùng theo dõi bài viết dưới đây hoặc gọi ngay tới hotline 0908308123 để được luật sư tư vấn miễn phí.
- Luật tố tụng hành chính 2015
Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này. Tuy nhiên không phải vụ án tố tụng hành chính nào Tòa án cũng tiến hành đối thoại. Điều 134 luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về nguyên tắc đối thoại:
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật này.
- Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
+ Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;
+ Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Đối với những vụ án không tiến hành đối thoại được bao gồm: “Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng; Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.” Bản chất của việc đối thoại là tìm ra tiếng nói chung và quan điểm của các bên khi phát sinh các vấn đề trong quá trình giải quyết vụ án tố tụng hành chính nên nếu như các đương sự cố tình không hợp tác hay các bên không muốn tiến hành đối thoại thì Tòa án vẫn tôn trọng quyết định của các bên.
Đối với vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri và vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại Điều 246 thì yêu cầu đối với những vụ án này là phải giải quyết nhanh chóng, đảm bảo thời gian xét xử nên việc Tòa án tiến hành đối thoại giữa các bên gây mất nhiều thời gian, vì vậy quy định những vụ án này Tòa án không cần tiến hành đối thoại giữa các bên là hoàn toàn hợp lý.
Điều 21 luật tố tụng hành chính quy định:
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
- Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
- Người tham gia tố tụng hành chính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.
Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trong tố tụng hành chính thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc và đảm bảo sự biểu đạt chính xác các lập luận, ý kiến của người tham gia tố tụng, tạo điều kiện để những người không sử dụng được tiếng Việt có thể tham gia vào quá trình tố tụng hành chính. Bên cạnh đó Tòa án cũng phải bảo đảm sự tham gia tố tụng của người phiên dịch trong trường hợp phiên tòa có người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc mình mà không phải là tiếng Việt.
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án tố tụng hành chính được quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Cũng giống như bản án hình sự, dân sự, bản án tố tụng hành chính phải được đảm bảo hiệu lực thi hành và được luật tố tụng hành chính quy định cụ thể nhưu sau:
“1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.”
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án cấp tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án cấp huyện) trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.
- Viện kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
- Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Luật này.
- Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.
Khiếu nại và tố cáo là những quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp 2013.
Để đảm bảo khiếu nại và tố cáo trong tố tụng hành chính, Luật tố tụng hành chính quy định tại điều 27 như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.”
Quyền khiếu nại và tố cáo được đảm bảo thực hiện trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án , quyết định của tòa án về vụ án hành chính.
Bên cạnh đó, quyền khiếu nại, tố cáo đều là các quyền dân chủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trái pháp luât; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và xã hội. Tuy vậy khiếu nại và tố cóa có mục đích và nội dụng thực hiện khác nhau nên việc bảo đảm những quyền này trong vụ án tố tụng hành chính cũng có những khác biệt, cụ thể:
Thứ nhất, đảm bảo quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với các quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính.
Thứ hai, đảm bảo quyền tố cáo của cá nhân đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh