2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình xét xử việc dân sự, tuỳ theo từng vụ án mà tòa án ra bản án hoặc các quyết định tố tụng nhằm giải quyết vụ án. Bản án và quyết định của toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết Tòa án, đảm bảo tính cưỡng chế thi hành của đương sự trong vụ việc dân sự.
Căn cứ Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án được quy định như sau:
“Điều 19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.”
Nguyên tắc này được cụ thể hóa từ quy định trong Điều 106 Hiến pháp 2013: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.” Vì vậy, BLTTDS 2015 coi đây là một nguyên tắc cơ bản của luật TTDS là điều cần thiết.
Bản án, quyết định của toà án là văn bản tố tụng khác nhau do toà án ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự giữa các bên. Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cá nhân, cơ quan phải chấp hành bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Nếu người có hành vi không thi hành bản án, không chấp hành án, cản trở việc thi hành án thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Cụ thể, tại khoản 36 Điều 1 Nghị định số 67/2015/ NĐ-CP ngày 14/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/ 9/ 2013 quy định về “hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự” của những người có liên quan thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng;
- Không thông báo cho cơ quan thi hành án khi thay đổi về địa chỉ và nơi cư trú;
- Không kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án.
Ngoài ra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Quy định này cũng ràng buộc quyền hạn và nghĩa vụ của Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Ngoài việc phải có nhiệm vụ nghiêm chỉnh thi hành còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ đó. Có nghĩa, Tòa án, cơ quan tổ chức có liên quan đến việc thi hành án, quyết định phải chịu trách nhiệm về tiến độ, thời hạn, hiệu quả thi hành án. Tòa án sau khi đã xét xử xong vụ án, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án vẫn có nhiệm vụ theo dõi sát sao việc thi hành bản án, quyết định để cùng cơ quan thi hành án, quyết định một cách tốt nhất nhằm bảo đảm công lý quyền con người, quyền công dân quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh