2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai được quy định như sau:
“Điều 15. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
1. Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.
2. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.”
Kịp thời, công bằng, công khai là một trong những thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ. Trong hoạt động tố tụng dân sự, yếu tố công khai được hiểu như một tư tưởng xuyên suốt trong quá trình tổ chức và hoạt động. Do vậy, nguyên tắc này được quy định tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 11 Luật tổ chức TAND 2014, theo đó:
“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”
BLTTDS 2015 đã cụ thể hóa và xác định đó là một những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
Nguyên tắc Tòa án xét xử trong thời hạn luật định đòi hỏi Tòa án phải đưa ra xét xử trong khoảng thời gian do pháp luật quy định, thời hạn này được quy định như sau, cụ thể: Tại khoản 1 ghi nhận: “Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.” Như vậy, việc xét xử kịp thời theo đúng thời hạn do Bộ luật quy định nhưng phải bảo đảm công bằng. Việc xét xử kịp thời là quan trọng nhưng muốn bảo đảm việc xét xử diễn ra kịp thời theo thời hạn mà Bộ luật đã quy định đòi hỏi người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, phải hợp tác với nhau trong việc cung cấp, giao nộp chứng cứ, phải có mặt tại phiên tòa mà không được tạo lý do không chính đáng để xin hoãn phiên tòa. Xét xử kịp thời nhưng không được qua loa, vi phạm thủ tục tố tụng, ví dụ, lược bớt các bước tố tụng, không tạo điều kiện cho các đương sự, luật sư của họ tranh tụng tại phiên tòa, không xem xét đầy đủ các chứng cứ tại Tòa.
Với tư cách xem xét việc xét xử kín của Tòa án chỉ là ngoại lệ Bộ luật đề cao việc xét xử công khai của Tòa án. Việc xét xử công khai tạo cơ hội cho mọi người quan tâm có thể dự phiên tòa, các nhà báo có thể đưa tin về phiên xử. Đối với những vụ án mà như cầu người tham gia đông có thể lắp đặt màn hình và loa ngoài phòng xử cho nhiều người được theo dõi công khai. Việc xét xử công khai tạo điều kiện cho bất kỳ ai cũng có thể theo dõi mọi hoạt động tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, Luật sư, từ đó buộc những người này phải có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với hành vi của mình, từ đó tạo cơ hội cho người dân giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Tại khoản 2 Điều này có quy định “Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín” Việc quyết định xét xử kín hay không do Tòa án nhân dân nơi thụ lý vụ án quyết định. Nếu xét xử công khai đương nhiên mọi người tham dự phiên tòa sẽ tham dự từ đầu tới cuối và trong phần xét hỏi, tranh luận hay xem xét các chứng cứ có thể sẽ không bảo đảm việc giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, không bảo vệ được người chưa thành niên, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, do đó Tòa án có thể quyết định xét xử kín thì việc tuyên án cũng phải được thực hiện công khai.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh