Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 14 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về Tòa án xét xử tập thể được quy định như sau:

“Điều 14. Tòa án xét xử tập thể

Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”

2. Quy định của BLTTDS 2015 về nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể

Đây là nguyên tắc đã được quy định trong khoản 4 Điều 103 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.” Bản chất của nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ trong tố tụng, nhằm bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ khách quan, công bằng trong việc xét xử vụ án dân sự. Theo nguyên tắc này, việc xét xử vụ án dân sự ở các cấp Tòa án đều do Hội đồng xét xử được thành lập theo quy định của BLTTDS thực hiện, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn như Điều 14 đã nêu được thực hiện bằng một Thẩm phán duy nhất được quy định từ Điều 316 đến 324.

Thành phần giải quyết vụ việc dân sự được quy định trong Chương V, từ Điều 63 đến Điều 67 BLTTDS 2015, theo đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của BLTTDS 2015. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã và đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã và đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động (Điều 63).

Đối với Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, được quy định trong Điều 64 thì: “Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.” Điều 65 quy định về thành phần xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, theo đó, việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, theo đó, việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

Điều 66 của BLTTDS 2015 quy định về Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự. Cụ thể là: Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đối với thành phần giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 67 BLTTDS 2015: Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2 Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư