2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản mang tính xuất phát điểm, định hướng, chịu sự quy định của những quy luật khách quan của xã hội, xuyên suốt nội dung, hình thức pháp luật, toàn bộ thực tiễn pháp luật, hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, hành vi pháp luật, ý thức pháp luật.
Căn cứ Điều 3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 3. Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.”
Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội, của những người chức vụ, quyền hạn và của công dân. Đây là nguyên tắc hiến định được hiểu là việc thường xuyên nhất quán tuân thủ và chấp hành các quy định hiến pháp, của đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, của những người có chức vụ quyền hạn, của mọi công dân.
Trong pháp luật, nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự được cụ thể hóa trong việc xác lập trật tự tiến hành giải quyết vụ việc dân sự. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động TTDS phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định của pháp luật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng là tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng dân sự. Hay nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng dân sự phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh theo các quy định của pháp luật, không có sự xáo trộn, đảo ngược các quy trình trong một vụ việc dân sự mà BLTTDS đã quy định ra.
Ví dụ: trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thông thường sẽ bao gồm 5 bước cơ bản như sau: Bước 1. Nộp đơn khởi kiện; Bước 2. Xem xét và thụ lý đơn khởi kiện; Bước 3. Chuẩn bị và xét xử sơ thẩm; Bước 4. Kháng cáo và xét xử phúc thẩm; Bước 5. Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực thì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phải tuân thủ giải quyết theo trình tự thủ tục như trên, không được đảo lộn quy trình giải quyết mà BLTTDS 2015 đã quy định.
Ngoài ra, ở khía cạnh áp dụng pháp luật, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự: Tòa án, Viện kiểm sát, những người tiến hành tố tụng dân sự bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Và những người tham gia tố tụng dân sự phải tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của BLTTDS trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó.
Như vậy, BLTTDS 2015 đã bỏ “Điều 3” Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự của BLTTDS 2014 và thay bằng “Tuân thủ pháp luật trong TTDS” Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân” nhấn mạnh hơn trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của công dân, con người trong thời đại mới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh