2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 16. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
Trước hết, “Vô tư, khách quan” chúng ta có thể hiểu là một sự vận động, phát triển của hiện tượng sự vật mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào. Hay cũng có thể hiểu một cách đơn giản đó là trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ phải xét xử trên cơ sở độc lập, công bằng không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào các yếu tố ngoài lề bên ngoài xã hội, các mối quan hệ…
Vô tư, khách quan trong TTDS là một đòi hỏi thiết yếu của bất kỳ một nền tư pháp dân chủ. Để hoạt động TTDS diễn ra theo đúng quy trình pháp luật, thực sự khách quan, công bằng, công lý được bảo đảm, các quyền con người, quyền công dân lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ và đặc biệt bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi những cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng phải thực sự vô tư khách quan. Chính vì vậy, BLTTDS 2015 quy định bảo đảm sự vô tư khách quan trong TTDS 2015 quy định sự vô tư khách quan trong TTDS là một nguyên tắc cơ bản của TTDS.
Tại khoản 1 Điều này đã quy định: “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
Ngoài ra: “Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”Theo đó, trước hết người làm nhiệm vụ phân công cũng phải vô tư, khách quan, nếu biết được những lý do mà người được phân công có thể không vô tư khách quan thì sẽ không phân công cho họ làm nhiệm vụ, nếu đã phân công rồi mới pháp hiện họ có lý do để không vô tư khách quan thì sẽ tùy theo trường hợp mà tiến hành thay đổi theo quy định của pháp luật ngoài ra, bản thân viên phân công phải đảm bảo những người được phân công vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
BLTTDS 2015 cũng có quy định, theo đó những trường hợp phái từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng (từ Điều 52 đến Điều 56; từ Điều 60 đến Điều 62) hoặc những trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch (Điều 83, Điều 84) là các biện pháp tố tụng nhằm bảo đảm nguyên tắc này được thực hiện triệt để trên thực tế.
Như vậy, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng dân sự. Việc hiểu và nắm rõ nguyên tắc này và việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự, góp phần giảm bớt những hậu quả vi phạm không cần thiết trong thủ tục tố tụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh