Tại sao cần đảm bảo nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:48 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự được quy định như sau:

“Điều 20. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.

Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.”

2. Quy định của BLTTDS 2015 về nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.

Theo Hiến pháp 1992, đây là một nguyên tắc hiến định và được quy định tại Điều 133: “Tòa án nhân dân bảo đảm cho công dân nước CHXHCN Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án”. Hiến pháp 2013 đã không đưa ra nguyên tắc này vào trong Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”. Điều đó không có nghĩa nguyên tắc này không quan trọng. Đây là nguyên tắc cơ bản của TTDS Việt Nam với nhiều dân tộc cùng sinh sống, tiếng nói và chữ viết khác nhau, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình, vì đó là bản sắc dân tộc, là văn hóa, truyền thống. Tuy vậy, để thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, BLTTDS 2015 quy định tại Điều 20 là: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt” Thống nhất dùng tiếng Việt nhưng “Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.”

Tại sao lại thống nhất sử dụng tiếng Việt trong TTDS? Bởi vì, nguyên tắc cơ bản này của TTDS bảo đảm cho hoạt động TTDS được tiến hành chính xác và thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Tiếng việt là ngôn ngữ chính thức dùng để giảng dạy, được dùng trong các văn bản pháp luật, các giấy tờ, tài liệu quyết định biển bản của cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc tiến hành phiên tòa xét hỏi như tranh tụng, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật. Vì  vậy, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì tiếng nói và chữ viết được chính thức sử dụng là tiếng việt kể cả những phiên tòa tại một số nơi với thành phần Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng đều là người cùng một dân tộc có thể sử dụng chung một ngôn ngữ, việc xét hỏi, thẩm vấn, tranh tụng, tuyên án và các văn bản giấy tờ, tài liệu đều phải sử dụng tiếng Việt, nếu ai không sử dụng tiếng việt thì cần có người phiên dịch. Nhưng tuy nhiên, những người tiến hành tố tụng là người dân tộc thì vẫn phải sử dụng tiếng việt là ngôn ngữ chính thức trong TTDS.

Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư