2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, chế độ xét xử có hội thẩm tham gia là thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử. Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình. Hội thẩm tham gia vào hoạt động xét xử để thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Và được thể hiện rất cụ thể tại BLTTDS năm 2015.
Căn cứ Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự được quy định như sau:
“Điều 11. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.”
Ngay từ Hiến pháp 1946 đã có quy định việc xét xử của Tòa án phải có Hội thẩm (khi đó gọi là phụ thẩm) tham gia. Tuy nhiên, việc tham gia của phụ phẩm khi đó mới chỉ giới hạn trong việc xét xử các vụ án hình sự. Đến Hiến pháp 1960, với quy định “Việc xét xử ở các TAND có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật.” thì Hội thẩm nhân dân mới tham gia xét xử cả các vụ án dân sự. Chế định này đã được các Hiến pháp tiếp theo (1980, 1992, 2013) kế thừa và phát huy. Trong hiến pháp 2013, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia tiếp tục được quy định tại khoản 1 Điều 103 “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”
Đây là một nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng xét xử, giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án được khách quan, công bằng, chính xác.Bản chất của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử và tạo điều kiện cho hoạt động xét xử và tạo điều kiện cho hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan. Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử là một trong những biểu hiện, hình thức quan trọng nhất của việc thực hiện nguyên tắc đó, là một trong những biểu hiện của dân chủ trong hoạt động tư pháp. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần vào việc củng cố tốt mối quan hệ giữa Tòa án và nhân dân nâng cao tính chính xác, bảo đảm công minh trong công tác xét xử.
Hội thẩm nhân dân là người được bầu hoặc cử tham gia vào hoạt động xét xử. Với kinh nghiệm sống của mình cùng với kiến thức chuyên môn, Hội thẩm nhân dân góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ, xác định sự thật của vụ án. Hội thẩm nhân dân là người trực tiếp làm việc, sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân. Họ đem đến phiên tòa những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính xác, công minh.
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, mọi vấn đề phải được Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Tính chất ngang quyền của Hội thẩm nhân dân với Thẩm phán thể hiện ở quyền bình đẳng của Hội thẩm nhân dân trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, tìm hiểu nội dung vụ việc, tham gia phiên tòa với tư cách là thành viên Hội đồng xét xử, bình đẳng trong việc biểu quyết về nội dung giải quyết vụ án.
Thẩm phán là người được trao nhiệm vụ giải quyết vụ án từ thời điểm thụ lý đến khi kết thúc phiên tòa và là người chủ động ra mọi quyết định khi thu thập chứng cứ. Vì vậy, Thẩm phán phải tạo mọi điều kiện để Hội thẩm nhân dân thực hiện quyền hạn của mình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh