Tại sao nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự cần phải được đảm bảo?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:48 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định như sau:

“Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.”

2. Quy định của BLTTDS 2015 về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc ở 4 cấp, gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:

- Viện kiểm sát quân sự Trung ương

- Viện kiểm sát quân sự quân khu  và tương đương

- Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

BLTTDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa nội dung của Hiến pháp 2013 được quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013: “Viện kiểm sát có nhiệm vụ: thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.” Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là một trong những hoạt động kiểm tra hoạt động tư pháp và là một nguyên tắc cơ bản của BLTTDS 2015.

Trước hết, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Đây là quy định mang tính chất chung nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS bằng cách thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm trong các trường hợp sau:

- Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự;

- VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau:

+ Phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ. Như vậy, bất cứ vụ án dân sự nào mà Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa, không phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án hay không.

+ Những phiên tòa mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng. Việc quy định này Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia vào những phiên tòa này là để bảo vệ tài sản công, lợi ích công cộng. Sự tham gia của Viện kiểm sát trong những trường hợp này có vai trò để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, bảo vệ tài sản công và lợi ích công cộng đang là đối tượng tranh chấp trong vụ án.

+ Những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở. Những vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất thường phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc tham gia của Viện kiểm sát trong trường hợp này sẽ giúp Tòa án giải quyết vụ án được nhanh chóng thuận lợi, bảo vệ kịp thời công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+  Những vụ án  mà có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS 2015.

Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này, nội dung này còn được được hướng tại Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư