2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo đảm thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là một trong những biểu hiện của dân chủ và tiến bộ trong quá trình tố tụng. Theo đó, việc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng, không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn được quy định cụ thể tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với các hoạt động tố tụng dân sự, hình sự, hành chính.... Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung cơ bản nhất liên quan đến việc bảo đảm thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự.Trường hợp để biết thông tin một cách nhanh chóng - chính xác, hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự UY TÍN - HIỆU QUẢ.
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Xét xử sơ thẩm hiểu là việc vụ án được đưa ra xét xử lần đầu tại tòa án có thẩm quyền. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án xem xét và giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng việc ra bản án và quyết định. Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Do đó, một bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đúng đắn, thuyết phục thì sẽ tránh được việc người có quyền kháng cáo, kháng nghị làm cho việc xét xử vụ án kéo dài.
Đối với xét xử phúc thẩm được hiểu là việc Tòa án cấp phúc thẩm xem xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Theo đó, việc xét xử phúc thẩm luôn đi sau, dựa trên quyết định, bản án của toàn án cấp sơ thẩm. Có bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị mới có việc xét xử phúc thẩm, mới có bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm.
Khoản 6 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định:
"6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm."
Với vị trí là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, việc quy định nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm thực hiện cho thấy đây là tư tưởng chủ đạo, có tính bắt buộc chung trong việc tổ chức tố tụng để xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Vì vậy, nhằm cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm ghi nhận tại Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ:
Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tuân thủ pháp luật về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được quy định như sau:
“Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”
Như vậy ,có thể thấy nguyên tắc này được quy định rất chặt chẽ để bảo đảm xét xử sơ thẩm,phúc thẩm. Sau khi có bản án, quyết định xét xử sơ thẩm của Tòa án, pháp luật cho phép trong thời hạn pháp luật quy định, người có quyền có kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án để yêu cầu xét xử lại bản án, quyết định sơ thẩm. Khi đó, vụ án phải được đưa ra xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật thi hành. Bản án, quyết định phúc thẩm được hiểu như là lần xét xử cuối cùng đối với vụ án. Tuy nhiên nếu bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị có hiệu lực thi hành hoặc bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực thi hành nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới có thể làm căn cứ để xem xét giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định.
Như vậy, việc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng dân sự là nhằm:
- Đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được chính xác, đúng đắn. Trong thực tiễn xét xử các vụ án, các Thẩm phán mặc dù công tâm có trình độ pháp luật tuy nhiên khi tiến hành xét xử thì không phải bao giờ cũng bảo đảm được chính xác nhất. Do đó, nguyên tắc nêu trên giúp hạn chế những bản án chưa chính xác, chưa đúng pháp luật thì sẽ không được đưa vào thi hành trong thực tế. Đây cũng là điều kiện để tòa án cấp trên giám sát hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, khắc phục sai lầm của tòa án cấp dưới bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, của cá nhân.
- Là cơ sở pháp lý cho những người có thẩm quyền kháng nghị, kháng cáo quyết định sơ thẩm của Tòa án để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, giúp giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan, để những người theo quy định được quyền kháng cáo kháng nghị.
- Nguyên tắc nhằm nâng cao bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước cần phán quyết thận trọng, khách quan, chính xác, có căn cứ, đúng pháp luật để đưa ra phán xét quyết định cuối cùng.
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định những chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm như sau:
- Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định.
- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Thời hạn kháng nghị
- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Theo đó, hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị nêu trên, nếu người có quyền kháng cáo, kháng nghị không kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm thì bản án, quyết định sơ thẩm đó sẽ có hiệu lực thi hành.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự . Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp - hiệu quả - tiết kiệm chi phí theo yêu cầu của Quý Khách hàng..
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh