Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự; Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Ngày nay, trong nhà nước pháp quyền, tính độc lập của tư pháp là một trong những đặc trưng cơ bản. Tầm quan trọng của tư pháp độc lập từ lâu đã được ghi nhận tại Điều 10 Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948 (UDHR) ghi nhận, mọi người đều có “quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và khách quan”. Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) thì mọi người có “quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, công minh được thiết lập theo pháp luật. Ở nước ta, tính độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm từ lâu đã là một nguyên tắc Hiến định (được ghi nhận trong các bản Hiến pháp) và đó cũng là một nguyên tắc cơ bản xuyên suốt trong quá trình thực hiện giải quyết các vụ việc dân sự.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được quy định như sau:

“Điều 12. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.”

2. Quy định của BLTTDS 2015 về nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Đây là nguyên tắc hiến định bảo đảm cho việc xét xử được công minh và được tiếp tục ghi nhận trong BLTTDS với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của TTDS. Nếu mất đi tính độc lập do sự tác động của các nhân tố bên ngoài hoặc từ phía các đương sự thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân sẽ ra các phán quyết trái pháp luật hoặc trái lương tâm nghề nghiệp. Hậu quả trực tiếp là quyền lợi của đương sự bị xâm phạm, xa hơn đó là công lý bị suy giảm, lòng tin của nhân dân vào nền tư pháp sẽ bị mất đi.

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, nội dung này bảo đảm tính khách quan công bằng của các quyết định do Tòa án đưa ra, đề cao trách nhiệm và tính tự chủ của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, bảo đảm chất lượng của hoạt động xét xử. Tính độc lập  của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thể hiện trong mối quan hệ  của họ và Tòa án với các cơ quan, với những người khác trong quan hệ với cấp xét xử.

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử có nghĩa là khi tiến hành xét xử họ không bị lệ thuộc vào những ý kiến của cơ quan, tổ chức, người có chức vụ, quyền hạn hay một người nào đó, không phụ thuộc vào ý kiến của những cơ quan, những người tiến hành và tham gia tố tụng. Không ai, không một cơ quan, tổ chức nào có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, không ai, không một tổ chức nào có thể dùng áp lực và tác động đối với họ trong quá trình giải quyết vụ án.

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xe xét, đánh giá chứng cứ và đưa ra các kết luận về vụ việc. Không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của thành viên khác trong HĐXX. Để bảo đảm sự độc lập của Hội thẩm nhân dân trong khi xét xử. BLTTDS quy định Thẩm phán phải là người biểu quyết sau cùng để không ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội thẩm nhân dân. Các vấn đề của vụ án đều phải được giải quyết bằng cách biểu quyết và quyết định theo đa số.

Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử còn được thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử. Tòa án cấp trên không được quy định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, Thẩm phán cũng không bị lệ thuộc bởi các nhận định, những phán quyết của Tòa án cấp dưới.

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật: Điều này có nghĩa rằng, khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ, phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, chứ không được tùy tiện, chủ quan trong việc áp dụng pháp luật. Khi thực hiện hoạt động xét xử hoạt động gắn liền với việc củng cố pháp chế và trật tự pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải càng nghiêm chỉ tuân thủ theo pháp luật. Trên cơ sở các quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử sẽ đưa ra các phán quyết của mình về vụ việc tranh chấp một cách chính xác phù hợp với các tình tiết vụ án. Ngoài ra tuân theo pháp luật khi xét xử. Thẩm phán và hội thẩm nhân dân không bị phụ thuộc bởi bất kỳ điều kiện nào.

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử nhưng độc lập trong khuôn khổ tuần theo pháp luật. Nội dung độc lập khi xét xử và nội dung chỉ tuân theo pháp luật có mối liên hệ rất chặt chẽ và bổ sung cho nhau.

Và  để bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và có hiệu quả, BLTTDS 2015 có quy định tại Điều 496 về việc: “Xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự” theo đó, người nào bằng ảnh hưởng của mình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào đối với Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ việc không khách quan, không đúng pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư