2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
An ninh, trật tự được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định 22 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý bao gồm sản xuất con dấu, kinh doanh công cụ hỗ trợ, kinh doanh các loại pháo, kinh doanh dịch vụ cầm đồ, xoa bóp….. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, ai là người được uỷ quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Điều 14, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện về an ninh, trật tự.
Trong đó, căn cứ tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), bao gồm:
- Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ quan, tổ chức;
- Hộ kinh doanh.
Điều 16, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 16. Người được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Trường hợp những người quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định này cư trú không ổn định tại Việt Nam hoặc không thường xuyên cư trú tại Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có thẩm quyền của cơ sở kinh doanh để đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Nếu việc ủy quyền diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi thực hiện ủy quyền đó. Người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện quy định về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam."
Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 4, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu…
Đây là các chủ thể đứng tên trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Trong trường hợp những chủ thể cư trú không ổn định tại Việt Nam hoặc không thường xuyên cư trú tại Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có thẩm quyền của cơ sở kinh doanh để đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Nếu việc uỷ quyền diễn ra ngoài lãnh thổ thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi thực hiện ủy quyền đó. Người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện quy định về an ninh, trật tự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh