Các biện pháp cơ bản và các phương án trong chữa cháy là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:33 (GMT+7)

Các biện pháp cơ bản và các phương án trong chữa cháy

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả. Từ đó, có thể khái quát lên phòng cháy, chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt đám cháy, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp cơ bản và các phương án trong chữa cháy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trogn bài viết dưới đây. 

Các biện pháp cơ bản trong chữa cháy 

Điều 30, Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi năm 2013 quy định các biện pháp cơ bản trong chữa cháy bao gồm: 

- Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

Khi tai nạn cháy xảy ra, cần đảm bảo việc xử lý một cách thật nhanh chóng, hiệu quả để giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. Do vậy, một trong các biện pháp cơ bản nhất trong phòng cháy, chữa cháy để tập trung một cách tối đa nhân lực, phương tiện để đảm bảo thực hiện biện pháp này

- Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

- Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Việc thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy nhằm đảm bảo cho quá trình chữa cháy diễn ra đúng tiến độ và đúng theo kế hoạch đã đề ra. 

Các phương án chữa cháy 

Để đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp nói trên, Điều 19, Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phương án chữa cháy như sau: 

Các loại phương án chữa cháy

Phương án chữa cháy bao gồm 02 loại: 

- Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);

- Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).

Yêu cầu và nội dung cơ bản đối với phương án chữa cháy 

Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;

- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

Điều 9, Thông tư 149/2020/TT- BCA quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy như sau: 

+ Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;

+ Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều lực lượng Công an trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;

+ Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;

+ Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy của khu dân cư thuộc phạm vi quản lý; người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý; chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý.

Xem thêmTổng hợp các bài viết về Luật phòng cháy chữa cháy

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư