Các cơ quan có thẩm quyền trách nhiệm gì trong việc quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:09 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

An ninh, trật tự được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định 22 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý bao gồm sản xuất con dấu, kinh doanh công cụ hỗ trợ, kinh doanh các loại pháo, kinh doanh dịch vụ cầm đồ, xoa bóp, kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ…Vậy các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gì trong việc quản lý các ngành nghề đầu tư kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Trách nhiệm Bộ Tài chính 

Điều 47, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau: 

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mức thu, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.

- Phối hợp với Bộ Công an dự toán, quyết toán kinh phí để duy trì hoạt động hệ thống Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 

Căn cứ tại Điều 48, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc ngành, lĩnh vực được phân công tổ chức thực hiện Nghị định 96/2016/NĐ-CP

- Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành có liên quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do bộ, ngành mình quản lý.

- Phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh có liên quan đến bộ, ngành minh theo thẩm quyền.

- Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 

Căn cứ tại Điều 49, Nghị định 96/2016/NĐ-CP Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm sau: 

- Quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo thẩm quyền.

- Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động của các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự tại địa phương.

- Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư