Các cơ sở sản xuất súng bắn sơn và công cụ hỗ trợ có trách nhiệm gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm các cơ sở sản xuất súng bắn sơn và công cụ hỗ trợ

Khái quát về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và sản xuất súng bắn sơn 

An ninh, trật tự được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định 22 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý bao gồm sản xuất con dấu, kinh doanh công cụ hỗ trợ, kinh doanh các loại pháo, kinh doanh dịch vụ cầm đồ, xoa bóp…

Súng bắn sơn được hiểu là vũ khí thể thao sử dụng khí đẩy hoặc khí nén để đưa đạn (viên nhộng chứa sơn và gelatin) qua nòng súng ra ngoài nhắm vào mục tiêu.

- Căn cứ tại Khoản 8, Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.

Khoản 1, Điều 13, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện hoạt động kinh doanh áp dụng đối với các ngành nghề này như sau: 

Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh: Súng bắn sơn (không bao gồm cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.

Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh súng bắn sơn và các công cụ hỗ trợ 

Bên cạnh các trách nhiệm chung quy định tại Điều 25, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh súng bắn sơn và các công cụ hỗ trợ còn có trách nhiệm quy định tại Điều 27, Nghị định 96/2016/NĐ-CP cụ thể như sau: 

- Bố trí kho bảo quản công cụ hỗ trợ và súng bắn sơn đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

- Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của kho bảo quản công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn.

- Chỉ được mua công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn, đạn, phụ kiện để sản xuất công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và chỉ được bán công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn, đạn dùng cho công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép.

- Chỉ được sửa chữa công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức khi có giấy phép của cơ quan Công an.

- Đảm bảo an toàn khi cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách và chỉ cung cấp dịch vụ này cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Trong thời gian cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách hàng, cơ sở kinh doanh phải có nhân viên y tế trực để xử lý khi có sự cố xảy ra.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư