2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Các công dân có quyền và nghĩa vụ về cư trú như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 8, Luật Cư trú năm 2020 quy định các quyền của công dân về cư trú bao gồm:
- Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của pháp luật;
Tự do cư trú là một trong các quyền nhân thân vô cùng quan trọng của con người được ghi nhận tại Điều 23, Hiến pháp 2013 như sau: " Công dân có quyền tự do cư trú trong nước"
Pháp luật quy định quyền này của công dân là hoàn toàn phù hợp, tương thích với quy định về quyền tự do cư trú của công dân trong Hiến pháp.
- Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
Trong đó, Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
- Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
- Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Điều 9, Luật Cư trú năm 2020 quy định các nghĩa vụ của công dân về cư trú bao gồm:
- Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các quy định về việc thực hiện đăng ký cư trú, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết trong các bài viết tiếp theo.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
- Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 3, Điều 5, Thông tư số 85/2019/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 3. Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
Điều 5. Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
2. Đối với các khoản lệ phí
a) Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; gia hạn tạm trú.
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác."
Từ các quy định trên, có thể hiểu lệ phí đăng ký cư trú sẽ do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, từng địa phương quyết định.
Ví dụ: Mục 6, Nghị quyết 06/2020/NQQ-HĐND quy định về lệ phí đăng ký tạm trú tại thành phố Hà Nội như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú tại các quận và các phường là 15.000 đồng, các khu vực khác 8.000 đồng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh