2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trật tự công cộng có thể hiểu là trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Bảo đảm trật tự công cộng có thể hiểu là việc giữ gìn, đảm bảo trạng thái ổn định, có tổ chức và kỷ luật nơi công cộng, từ đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội.
Căn cứ tại Điều 9, Nghị định 38/2005/NĐ-CP, các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng bao gồm các biện pháp như quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh, phân luồng giao thông…. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc vi phạm quy định về trật tự công cộng bị xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Mục 4, Thông tư 09/2005/TT-BCA, Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị - xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 38/2005/NĐ-CP, việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Do vậy, hoạt động tập trung đông người trái phép là các hoạt động tập trung đông người diễn ra khi chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 11, Nghị định 38/2005/NĐ-CP, đối với những trường hợp tập trung đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của Nghị định 38/2005/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Xem thêm: Vi phạm các quy định về trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
Trường hợp tập trung đông người trái với quy định của pháp luật vì lý do khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời vận động, giáo dục, thuyết phục họ tự giải tán, trở về nơi cư trú. Đối với người cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi chống đối, gây rối trật tự công cộng hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì các cơ quan chức năng được phép áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý và buộc người vi phạm trở về nơi cư trú.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh