2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thanh tra luôn gắn liền và là chức năng thiết yếu không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần ổn định phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội đáp ứng kịp thời công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Vậy cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đâu để ra quyết định thanh tra? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này?
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
+ Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Theo Điều 38 Luật thanh tra 2010 quy định việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
Thứ nhất: Kế hoạch thanh tra;
Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Thứ hai: Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân (đối tượng thanh tra), yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra.
Thứ ba: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đế các quan hệ được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, căn cứ vào đó, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm của đối tượng thanh tra.
Thứ tư: Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Khi có yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, nếu thấy sai sót, sai phạm thì việc thanh tra cần phải được tiến hành nhanh chóng nhằm xác minh, làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra để thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh