Chi phí tiếp cận thông tin được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:08 (GMT+7)

Chi phí tiếp cận thông tin

Tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được tiếp cận thông tin của công dân, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước của các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống.

Ngày 06/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật tiếp cận thông tin. Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về chi phí tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

Tiếp cận thông tin là gì?

Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

Chi phí tiếp cận thông tin

Theo quy định tại Điều 12 Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định chi phí tiếp cận thông tin như sau:

Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin

1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.

2. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi Tiết khoản này.

Theo đó, tại Thông tư 46/2018/TT-BTC quy định về chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 14/5/2018 thì chi phí tiếp cận thông tin (in, sao chụp thông tin) như sau:

TT

Công việc thực hiện

Đơn v tính

Mc thu (đồng)

1

Phô tô tài liệu giấy (đã bao gồm vật tư)

 

 

1.1

Phô tô đen trắng

Trang A4

3.000

1.2

Phô tô màu

Trang A4

18.000

2

In từ phim, ảnh gốc (đã bao gồm vật tư)

 

 

2.1

Cỡ từ 15x21 cm trở xuống

Tấm

36.000

2.2

Cỡ từ 20x25cm đến 20x30cm

Tấm

54.000

2.3

Cỡ từ 25x35cm đến 30x40cm

Tấm

135.000

3

In sao tài liệu ghi âm (không bao gồm vật tư)

Phút nghe

27.000

4

In sao phim điện ảnh (không bao gồm vật tư)

Phút chiếu

54.000

5

In tài liệu đã số hóa (toàn văn tài liệu - thông tin cấp 1)

 

 

5.1

- In đen trắng (đã bao gồm vật tư)

Trang A4

2.000

5.2

- In màu (đã bao gồm vật tư)

Trang A4

14.000

 

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A3 bằng 2 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A2 bằng 4 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A1 bằng 8 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

- Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A0 bằng 16 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư