2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.
Cơ sở pháp lý
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Hiểu một cách đơn giản thì dòng điện là dòng các hạt electron chạy qua dây dẫn và các thành phần. Nó là tốc độ của dòng điện tích. Theo đó, tác dụng chính của dòng điên là:
Hiện nay, phần lớn đất nước ta đã được phủ toàn bộ mạng lưới điện, tạo điều kiện nâng cao đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số vùng như nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo vẫn chưa được mắc lưới điện. Một phần là do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thích hợp, việc đưa điện lên những khu vực này là rất khó khăn và tốn kém. Điều này đã dẫn đến cuộc sống của người dân những vùng này đã khó lại càng khó hơn, hoạt động sinh hoạt và sản xuất tạo ra của cải chủ yếu là bằng sức người và phải dựa hầu hết vào tự nhiên.
Xác định được tầm quan trọng của điện trong đời sống nhân dân, Đảng, Nhà nước và các đơn vị điện lực luôn nâng cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện thành công nhiều sự án đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mức độ phủ điện đến các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo của Việt Nam là thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.
Nhằm đẩy mạnh công tác, hoạt động điện lực và nâng cao trách nhiệm của mỗi người, Nhà nước đã đưa ra 05 chính sau đối với phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo:
1. Thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực, đẩy nhanh quá trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động phát điện, phân phối điện, kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư, tài chính và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
5. Ưu tiên cung cấp điện đầy đủ, kịp thời cho các trạm bơm thủy nông phục vụ tưới tiêu, chống úng, chống hạn.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh