Chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:09 (GMT+7)

Bài viết trình bày về chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng

Trật tự công cộng có thể hiểu là trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Bảo đảm trật tự công cộng có thể hiểu là việc giữ gìn, đảm bảo trạng thái ổn định, có tổ chức và kỷ luật nơi công cộng, từ đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội. 

Căn cứ tại Điều 9, Nghị định 38/2005/NĐ-CP, các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng bao gồm các biện pháp như quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh, phân luồng giao thông…. Chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Điều 10, Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng như sau: 

Thẩm quyền áp dụng của cán bộ, chiến chiến sỹ, thủ trưởng các đơn vị Công an nhân dân

Cán bộ, chiến sỹ, thủ trưởng các đơn vị Công an nhân dân đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được thực hiện các biện pháp để bảo đảm trật tự công cộng như sau: 

+ Giải thích, hướng dẫn cho mọi người biết để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng, về thủ tục, địa điểm tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thuyết phục, yêu cầu mọi người chấm dứt ngay hành vi vi phạm;

+ Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người vi phạm;

+ Khám người theo thủ tục hành chính để phát hiện, thu giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm, khi có căn cứ cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể được sử dụng để vi phạm hoặc bị tẩu tán, tiêu huỷ. Khi phát hiện tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản tạm giữ theo quy định;

+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật vi phạm hành chính; trường hợp cần thiết phải báo cáo ngay với Thủ trưởng trực tiếp của mình để ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang về các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ hoặc các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm khác;

+ Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị khác theo quy định của pháp luật để thi hành nhiệm vụ và phòng vệ chính đáng.

Thẩm quyền của các Cục trưởng, Tổng cục trưởng

Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định 38/2005/NĐ-CP. 

Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ

- Trường hợp cấp thiết và theo đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết khác và huy động lực lượng tham gia bảo đảm trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương thì theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để chỉ đạo giải quyết và ra quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để duy trì và bảo đảm trật tự công cộng.

- Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng về trật tự công cộng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thẩm quyền của cán bộ chỉ huy, cán bộ lãnh đạo các đơn vị 

Đối với những trường hợp hoạt động tập trung đông người trái phép có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ hoặc các vận dụng nguy hiểm khác nhằm chống lại chính quyền nhân dân, chống đối, tấn công người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc có hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khác về bảo đảm trật tự công cộng thì cán bộ chỉ huy từ cấp đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, cán bộ lãnh đạo từ cấp trưởng Công an cấp huyện, trưởng phòng Công an cấp tỉnh trở lên có quyền quyết định sử dụng chất gây cay, quả nổ, chó nghiệp vụ và các công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện đặc chủng khác. Cục trưởng các Cục nghiệp vụ, Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền quyết định sử dụng xe phun nước và các công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng khác để phục vụ cho việc bảo đảm trật tự công cộng.

Các quyết định nêu trên phải bằng văn bản, trừ trường hợp do yêu cầu khẩn cấp của việc bảo đảm an ninh, trật tự công cộng thì có thể ra quyết định bằng lời nói, nhưng sau đó phải báo cáo với lãnh đạo cấp trên trực tiếp để cho ý kiến chỉ đạo.

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư