2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mua bán người là hành vi coi con người như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân và người thân thích của họ?
- Nạn nhân của một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP bao gồm hành vi mua bán người, chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
+ Ép buộc bán dâm;
+ Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
+ Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
+ Làm nô lệ tình dục;
Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.
+ Cưỡng bức lao động;
Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
+ Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
+ Ép buộc đi ăn xin;
+ Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
+ Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
+ Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
+ Vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi trên hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Bên cạnh các nạn nhân, người thân thích của nạn nhân cũng là các đối tượng cần được bảo vệ bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại của nạn nhân.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 7, Nghị định 62/2012/NĐ-CP, các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ bao gồm giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ, giữ bí mật các thông tin về đời tư, bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ, bố trí nơi ở, nơi làm việc…
Điều 8, Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định về các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với nạn nhân và người thân thích của họ như sau:
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân;
- Bộ đội Biên phòng;
- Lực lượng Cảnh sát biển;
- Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
- Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống mua bán người
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh