2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thanh tra luôn gắn liền và là chức năng thiết yếu không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần ổn định phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội đáp ứng kịp thời công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Trước tầm quan trọng đó, Luật Thanh tra đã được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011 với 7 chương, 78 điều, có nhiều bước tiến đáng kể trong công tác xây dựng thể chế liên quan đến việc tổ chức và hoạt động ngành Thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước.
Điều 3 Luật thanh tra 2010 quy định: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
+ Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ ( Thanh tra bộ);
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra tỉnh);
- Thanh tra sở;
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Thanh tra huyện).
Theo Điều 5 Luật Thanh tra 2018 quy định chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước như sau:
Điều 5. Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu nhất định đã đề ra. Theo đó, cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh