Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:16 (GMT+7)

Bài viết trình bày cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật

Thanh tra luôn gắn liền và là chức năng thiết yếu không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần ổn định phát triển trên mọi mặt của đời sống xã hội đáp ứng kịp thời công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước được quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trọng phạm vi thẩm quyền của mình. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.

Thanh tra Bộ là cơ quan nào?

Thanh tra bộ là cơ quan thanh tra nhà nước. Theo khoản 1 Điều 17 Luật thanh tra 2010 quy định: “Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.”

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ

Theo Điều 17 Luật Thanh tra 2010, Điều 9 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ như sau:

1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.

Như vậy, cơ cấu Thanh tra Bộ gồm có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Trong đó:

+ Chánh Thanh tra là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ; tham mưu giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

+ Phó Chánh Thanh tra được là người giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.

Ngoài ra, để tham mưu, hỗ trợ Chánh thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, cơ cấu Thanh tra Bộ còn có các phòng nghiệp vụ như phòng tổng hợp; phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng; phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra;.....

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư