2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
Bên cạnh đó, Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật. Vậy cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm những thông tin gì?
Điều 9, Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về các thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân bao gồm:
+ Số hồ sơ cư trú.
+ Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
+ Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
+ Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.
Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
+ Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
+ Quan hệ với chủ hộ.
+ Số định danh cá nhân.
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
+ Ngày, tháng, năm sinh.
+ Giới tính.
+ Nơi đăng ký khai sinh.
+ Quê quán.
+ Dân tộc.
+ Tôn giáo.
+ Quốc tịch.
+ Tình trạng hôn nhân.
+ Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.
+ Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
+ Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân.
+ Họ, chữ đệm và tên gọi khác.
+ Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).
+ Tiền án, tiền sự
Tiền án có thể hiểu là khái niệm chỉ trạng thái nhân thân về lý lịch của một người khi họ bị Toà án kết án, bị Toà án tuyên bố là có tội, phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xoá án tích.
Tiền sự được hiểu là khái niệm để chỉ tình trạng một người bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa tiền sự,v hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
+ Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp hỗ trợ cho cơ quan điều tra, là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.
+ Người giám hộ.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 46, BLDS năm 2015, Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
+ Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).
+ Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Thôi quốc tịch được hiểu là không còn quốc tịch do xin thôi quốc tịch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Điều 27, Luật quốc tịch năm 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam như công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
Tước quốc tịch là biện pháp xử lý của nhà nước buộc công dân có hành động vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của công dân không được mang quốc tịch của nước đó.
Điều 31, Luật quốc tịch năm 2008, quy định công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), Điều 23 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như sau: người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
+ Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.
+ Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Cư trú
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh