Công việc bức xạ là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Công việc bức xạ

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về công việc bức xạ theo Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).

Bức xạ được hiểu là sự lan tỏa hoặc truyền dẫn năng lượng dưới dạng sóng hoặc hạt phân tử qua không gian hoặc thông qua môi trường sóng. Theo đó, bức xạ bao gồm:

  • Bức xạ điện từ: sóng radio, vi sóng, hồng ngoại, ánh sáng ban ngày, tia cực tím, tia gamma...
  • Bức xạ phân tử: bức xạ alpha, bức xạ beta...
  • Bức xạ âm thanh: sóng siêu âm, sóng địa chấn
  • Bức xạ trọng lực: bức xạ dưới dạng sóng trọng lực

Hiện nay, công nghệ bức xạ đã phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghiệp, nông nghiệp, y dược cho đến kiểm soáy ô nhiễm môi trường. Mặc dù bức xạ mới được nghiên cứu và phát triển nhưng không thể phủ nhận được những tác động và lợi ích to lớn của ngành công nghệ này đến đời sống kinh tế - xã hội của con người.

Theo đó, công việc bức xạ bao gồm các hoạt động sau đây:

- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;

- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;

- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;

- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;

- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;

- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;

- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;

- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;

- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;

- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;

- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;

- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.

Nguồn bức xạ có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm đối với người lao động nếu không thực hiện theo đúng quy chuẩn. Khi bị nhiễm xạ, bức xạ sẽ I-on hóa các phân tử sinh học làm hư hỏng các tế bào, dẫn tới làm tổn thương các chức năng và gây ra bệnh lý. Tùy thuộc vào liều lượng hấp thụ, con người có biểu hiện như: tổn thương niêm mạc ruột (tiêu chảy, sụt cân), da (ban đỏ, viêm da, sạm da), giảm sức đề kháng cơ thể, vô sinh, ung thư...

Chính vì thế, đây vẫn là ngành nghề còn khan hiếm nguồn lao động và việc đảm bảo an toàn cho nhân viên bức xạ là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực này.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư