2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.
Cơ sở pháp lý
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Đây là năng lượng của dòng điện thúc đẩy hoạt động của các máy móc, thiết bị điện.
Điện là một trong những yếu tố thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người, và còn đánh giá được sự văn minh tiến bộ bộ của khu vực, tuy nhiên nguồn điện được coi là hữu hạn. Có một số nguồn năng lượng tự nhiện vô tận như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sức thủy triều, hay môt số nguồn năng lượng sinh học từ thực vật khác. Những nguồn năng lượng khổng lồ này được con người tái tạo và chuyển thể thành nguồn điện. Thế nhưng để có thể chuyển thành điện năng cho con người sử dụng thì vẫn cần có nhiều yếu tố khác hữu hạn trong thiên nhiên như than, nhân lực, tiền bạc, thời gian không đủ để tạo ra lượng điện năng có thể truyền tải đi khắp mọi nhà, đáp dứng nhu cầu của người dân.
Bên cạnh mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, cung cấp đủ điện cho các hoạt động sinh hoạt – sản xuất với chất lượng tốt, an toàn, uy tín thì ngành điện Việt Nay luôn hướng đến việc thúc đẩy đầu tư nhằm phát triển thị trường điện lực cạnh tranh lành mạnh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu vượt bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện (công nghệ phát điện, công nghệ điều khiển - đo đếm từ xa), các quan điểm về mô hình tổ chức ngành điện cũng dần dần có sự thay đổi rõ rệt. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển điện lực luôn được quan tâm và chú trọng tuy nhiên cũng phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.
Cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân có trách nhiệm sau:
- Chủ đầu tư dự án điện lực có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường. Từ trước đến nay, môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, là nơi để con người sinh sống và phát triển. Chính vì vậy, phát triển điện lực phải đi kèm với bảo vệ môi trường, cũng tức là bảo vệ môi trường sống của chính mình.
- Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục các dự án điện lực thu hút đầu tư trong từng thời kỳ và các dự án đầu tư đã được cấp phép.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh