Đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo

Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.

Cơ sở pháp lý

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;

2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Chính sách phát triển điện của nhà nước

Hiện nay, phần lớn đất nước ta đã được phủ toàn bộ mạng lưới điện, tạo điều kiện nâng cao đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số vùng như nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo vẫn chưa được mắc lưới điện. Một phần là do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thích hợp, việc đưa điện lên những khu vực này là rất khó khăn và tốn kém. Điều này đã dẫn đến cuộc sống của người dân những vùng này đã khó lại càng khó hơn, hoạt động sinh hoạt và sản xuất tạo ra của cải chủ yếu là bằng sức người và phải dựa hầu hết vào tự nhiên.

Xác định được tầm quan trọng của điện trong đời sống nhân dân, Đảng, Nhà nước và các đơn vị điện lực luôn nâng cao trách nhiệm, đưa ra những chính sách đầu tư phát triển điện về nông thôn, miền núi, hải đảo.

Các chính sách này gồm:

  • Hỗ trợ về vốn đầu tư;
  • Hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư;
  • Ưu đãi về thuế.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong đầu tư phát triển điện

Theo đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế. Đồng thời hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương.

Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Ví dụ: Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

Mục tiêu tổng quát của chương trình này là tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư