2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về điều chỉnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử theo Điều 15 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
Căn cứ theo Điều 15 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định như sau:
“Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được điều chỉnh khi căn cứ xây dựng quy hoạch quy định tại Điều 13 của Luật này thay đổi và phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”
Cụ thể tại: Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Theo đó, Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngành và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch làm thay đổi nội dung của quy hoạch và dựa trên báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch.
Trong trường hợp này, Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch và tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch theo quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, lưu trữ hồ sơ quy hoạch.
Trong trường hợp này, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch;
- Báo cáo thuyết minh điều chỉnh và tài liệu khác (nếu có);
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau:
- Rà soát hồ sơ, lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan nếu cần thiết;
- Tổng hợp hồ sơ đề nghị điều chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Chủ trì, phối hợp cập nhật và thể hiện trong quy hoạch những nội dung được điều chỉnh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh