2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.
Cơ sở pháp lý
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Quyết định số 63/2013/QD-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
Thị trường điện là nơi giao dịch giữa hai đối tượng chủ yếu: người cung cấp và người tiêu thụ trực tiếp thông qua giá cả. Người cung cấp đối với thị trường điện bao gồm các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối và quản lý: người tiêu thụ bao gồm các khách hàng trực tiếp dùng điện.
Theo đó, để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cơ cấu ngành điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm: Bộ phận bán lẻ điện thuộc một số Công ty điện lực đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm phải được tách thành đơn vị bán lẻ điện hạch toán độc lập.
- Giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh: Bộ phận bán lẻ điện thuộc Công ty điện lực được tách thành đơn vị bán lẻ điện hạch toán độc lập.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Đề án tái cơ cấu ngành điện (trường hợp cần thiết);
- Đề án thiết kế thị trường điện lực bán lẻ điện cạnh tranh được Bộ Công Thương phê duyệt;
- Bộ Công Thương ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các Quy định áp dụng trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh:
- Hệ thống SCADA/DMS, hệ thống đo đếm từ xa cho lưới điện phân phối được đầu tư hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang bị phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Đơn vị tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải có đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết đáp ứng các yêu cầu của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Trước khi bắt đầu vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, hệ thống các văn bản, cơ sở hạ tầng hệ thống điện phải được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh