2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.
Cơ sở pháp lý
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng được sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất điện.
Thị trường điện là nơi giao dịch giữa hai đối tượng chủ yếu: người cung cấp và người tiêu thụ trực tiếp thông qua giá cả. Người cung cấp đối với thị trường điện bao gồm các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối và quản lý: người tiêu thụ bao gồm các khách hàng trực tiếp dùng điện.
Theo đó, các đối tượng tham gia thị trường điện lực gồm có:
- Đơn vị điện lực, cụ thể:
- Khách hàng sử dụng điện: là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:
- Đơn vị phát điện;
- Đơn vị bán buôn điện;
- Đơn vị bán lẻ điện;
- Khách hàng sử dụng điện.
Theo đó, hoạt động mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức sau đây:
- Mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện;
- Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực chịu trách nhiệm điều hòa, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh