2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để luật pháp phát huy hiệu quả, được thực thi trong cuộc sống, điều chỉnh tốt các mối quan hệ xã hội thì mỗi người dân phải hiểu và tự giác chấp hành. Do đó, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội và cần được thực hiện xuyên suốt. Điều này là cần thiết cho việc hình thành và phát huy ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật, niềm tin pháp luật ở mỗi con người, góp phần vào việc thiết lập trật tự pháp luật và văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội.
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục pháp luật là sự tác động có định hướng có tổ chức nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân.
Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân.
1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
2. Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Cụ thể:
- Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
- Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Có thể thấy rằng, phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục quốc dân mang nhiều yếu tố thuận lợi do đặc điểm riêng và ưu thế của ngành giáo dục - đào tạo, sư phạm. Với mạng lưới trường học rộng khắp và số lượng người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân đông đảo nên việc hình thành ý thức pháp luật cho người học là biểu hiện cho ý thức pháp luật của toàn xã hội. Khi người học có ý thức pháp luật cao thì dẫn đến ý thức pháp luật xã hội cũng cao. Người học có ý thức pháp luật thường dễ dàng lan tỏa, ảnh hưởng đến người khác và nhất là người thân, qua đó, tăng cao tỷ lệ người nhận thức pháp luật trong toàn xã hội.
Đồng thời, đội ngũ giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là những giáo viên, giảng viên có trình độ, năng lực phù hợp, là người có vị trí quan trọng, đóng góp hữu ích vào sự nghiệp trồng người bao gồm cả tri thức, văn hóa, nhân cách của xã hội. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
- Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
- Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.
Như vậy, để nâng cao kiến thức pháp luật, rèn luyện pháp luật cho các đối tượng trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, nội dung giáo dục pháp luật phải được xây dựng đầy đủ các nội dung nêu trên. Mỗi cấp học, trình độ đào tạo được xây dựng chương trình, hoạt động giáo dục khác nhau, phù hợp với độ tuổi, khả năng tiếp thu. Ví dụ như: với chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục pháp luật có thể là hình thành tính cách cho các bé biết: ngoan ngoãn, lễ phép; tự lập; chia sẻ với bạn bè;..... còn đối với chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, các đối tượng trong các cơ sở giáo dục này có thể nhận thức được nhiều hơn, theo đó việc giáo dục pháp luật được lồng ghép vào chương trình học để phổ cập kiến thức pháp luật cơ bản, quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật hay giáo dục ở cấp học này còn thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trò chơi liên quan đến tuân thủ và chấp hành an toàn giao thông, tránh xa tệ nạn xã hội,.....
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.
Điều 24 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân:
- Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Theo đó, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện đa dạng dưới các hình thức khác nhau thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh