2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân. Trong đó có quy định về việc cấp giấy phép hoạt động điện lực. Bài viết dưới đây sẽ trình bày quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề cấp giấy phép hoạt động điện lực. Trường hợp có nhu cầu, GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn pháp luật NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC và cung cấp dịch vụ luật sư giỏi UY TÍN.
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Thông tư số 21/2020/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Điện lực ghi nhận như sau:
“1. Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.”
Theo đó, Giấy phép hoạt động điện lực là loại văn bản được cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực sau: Tư vấn chuyên ngành điện lực, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và xuất, nhập khẩu điện.
Theo đó, các lĩnh vực cần có giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
- Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp; Tư vấn giám sát thi công công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp.
- Phát điện.
- Truyền tải điện.
- Phân phối điện
- Bán buôn điện.
- Bán lẻ điện.
Giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo mẫu và bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Loại hình hoạt động điện lực.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Phạm vi hoạt động điện lực.
- Kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực.
- Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.
- Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện.
- Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.
- Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy.
- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chuyển giao tài sản, thời hạn giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn giấy phép cũ.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định thì cấp theo thời hạn đề nghị.
- Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định.
04 Trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
- Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
- Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
- Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
- Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
- Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
Tùy thuộc vào hoạt động điện lực cụ thể mà hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn.
- Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực phát điện
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện; bản sao bằng tốt nghiệp và hợp đồng lao động với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện; tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca nhà máy điện.
- Bản sao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện, dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về môi trường.
- Bản sao Quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).
- Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt tổ máy hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời; bản sao tài liệu xác định thông số chính của nhà máy điện (thông số tua bin, máy phát hoặc tấm pin, bộ chuyển đổi; máy biến áp chính).
- Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ vận hành thị trường điện; bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống SCADA phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện (đối với nhà máy tham gia thị trường điện).
- Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện; phương án bảo vệ đập và hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp (đối với nhà máy thủy điện).
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành ; bản sao bằng tốt nghiệp của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành; tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn hoặc thẻ an toàn điện, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca vận hành.
- Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính và phạm vi lưới điện do tổ chức đang quản lý. Trường hợp mua bán, sáp nhập, bàn giao không hoàn vốn tài sản lưới điện phải có Biên bản nghiệm thu theo quy định hoặc Biên bản bàn giao tài sản.
- Bản sao Thỏa thuận đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo quy định; bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh ; bản sao bằng tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.
- Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn; trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực
Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu trong thời hạn 60 ngày.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
1. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định như sau:
- Tư vấn chuyên ngành điện lực: 05 năm
- Phát điện
+ Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 20 năm
+ Nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 10 năm
- Truyền tải điện: 20 năm
- Phân phối điện: 10 năm
- Bán buôn điện, bán lẻ điện: 10 năm
2. Lệ phí xin cấp giấy phép hoạt động điện lực
Tùy thuộc vào hoạt động điện lực mà lệ phí xin cấp giấy phép hoạt động điện lực sẽ khác nhau. Cụ thể, mức lệ phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, mức thu từ 700.000 đồng đến 28.800.000 đồng. GỌI cho Luật sư để được báo chi phí CHÍNH XÁC nhất.
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm và được cung cấp dịch vụ NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh