Hạn chế tác hại của chiếu xạ tự nhiên đối với con người như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Hạn chế tác hại của chiếu xạ tự nhiên đối với con người

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về hạn chế tác hại của chiếu xạ tự nhiên đối với con người theo Điều 32 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).

Căn cứ theo Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 ghi nhận như sau:

“Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác.”

Theo đó, chiếu xạ tự nhiên là chiếu xạ bởi bức xạ từ vũ trụ và các vật thể tự nhiên xung quanh. Cụ thể, chiếu xạ tự nhiên có nguyên nhân từ các chất đồng vị phóng xạ chứa trong đất, đá, nước, không khí, thực phẩm, nhà ở và ngay trong cơ thể của con người. Ví dụ như uranium, thorium, kali, khí radon... Riêng kali-40 là một đồng vị phóng xạ tự nhiên có nhiều trong rau, hoa quả và cả cơ thể con người. Có thể thấy, bức xạ ion hóa không còn xa lạ với con người, nó đã tồn tại từ bao đời nay và con người vẫn đang sống chung trong môi trường có nhiều chất phóng xạ.

Hàng năm trung bình mỗi một người sẽ nhận một liều bức xạ tự nhiên khoảng 2 mSv. Theo các nghiên cứu của tổ chức ICRP, mức liều này có thể gây ra 80 trường hợp tử vong do ung thư trong số 1.000.000 trường hợp (Công bố 60 của ICRP, 1990). Mức tử vong gây ra bởi bức xạ tăng tỷ lệ với mức liều chiếu bức xạ.

Chính vì vậy, dù không còn xa lạ và không thể tránh khỏi thì với mức độ nguy hiểm mà chiếu xạ tự nhiên có thể gây ra, chúng ta vẫn cần có những biện pháp khắc phục, hạn chế tối đa mức độ chiếu xạ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đảm bảo một môi trường an toàn nhất có thể.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm sau:

- Xác định địa điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền;

- Tổ chức khảo sát, đánh giá khả năng gây hại;

- Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại đối với con người.

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư