2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.
Cơ sở pháp lý
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Hiện nay, cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm 3 cấp sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Điện lực năm 2020 quy định như sau:
“1. Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp.”
Trong đó, lưới điện cao áp là lưới điện có điện áp danh định từ 1.000 V trở lên.
Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bao gồm:
- Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không: đây là khoảng không gian dọc theo đường dây và được giới hạn như sau:
Điện áp 220 kV: Dây trần với khoảng cách là 6,0 m
Điện áp 500 kV: Dây trần với khoảng cách 7,0 m.
Điện áp 220 kV – 4,0 m
Điện áp 500 kV – 6,0 m
- Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm:
Trong đó, chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
Chiều rộng và chiều cao được xác định cụ thể tại Nghị định 14/2014/NĐ – CP và Nghị định 51/2020/NĐ – CP.
- Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.
Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
Theo đó, hiện nay Chính phủ đã quy định chi tiết về các loại hành lang bảo vệ điện tại:
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh