2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
Theo Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008, Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân. Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng. Thiết bị hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân, thiết bị làm giàu urani, thiết bị chế tạo nhiên liệu hạt nhân hoặc thiết bị xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành động tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại, vận chuyển và chuyển giao trái phép nguồn phóng xạ; và áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ.
Theo đó, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi cả nước, bao gồm các thông tin sau đây:
Khoản 4 Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định như sau:
“4. Việc phân loại nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm dưới trung bình, trung bình và trên trung bình được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.”
Cụ thể tại: Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”.
Hiện nay, có 3 loại nguồn phóng xạ gồm:
- Nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình bao gồm nguồn thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
- Nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình bao gồm nguồn thuộc nhóm 3.
- Nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình bao gồm nguồn thuộc nhóm 4 và nhóm 5.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh