2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Nơi cư trú được của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
Theo quy định tại Điều 3, Luật Cư trú năm 2020, nơi thường trú là là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về hồ sơ đăng ký thường trú đối với công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình, hồ sơ đăng ký thường trú đối với công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý, Hồ sơ đăng ký thường trú đối với công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ, hồ sơ đăng ký thường trú đối với công dân được đăng ký thường trú tạo cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, hồ sơ đăng ký thường trú đối với người được chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về các nội dung sau:
Xem thêm:
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những thành phần nào? (P1)
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những thành phần nào? (P2)
Điều 16, Luật Cư trú năm 2020, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác. Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.
Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật. Trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người sinh sống, làm nghề lưu động trên các phương tiện di chuyển được bao gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
- Đối với người đăng ký thường trú là người chưa thành niên
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Khoản 7, Điều 20, Luật Cư trú năm 2020 quy định việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Đối với người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
- Đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài
Khoản 3, Điều 3, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định người Việt Nam định cư tại nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng
Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.
Xem thêm:
Đăng ký thường trú có yếu tố nước ngoài như thế nào?
Tổng hợp bài viết về Luật Cư trú
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh