Hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:11 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người

Mua bán người là hành vi coi con người như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo quy định tại Điều 2, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, nạn nhân bị mua bán là người bị xâm hại bởi các hành vi như bóc lột tình dục, nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người như thế nào? 

Việc mua bán người không chỉ diễn ra trong lãnh thổ quốc gia mà còn diễn ra trên lãnh thổ của nhiều quốc gia, tức con người có thể bị mua bán từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính vì vậy, sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người là vô cùng cần thiết. 

Nguyên tắc hợp tác quốc tế 

Điều 53, Luật phòng chống mua bán người năm 2011 quy định về việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phải thực hiện trên nguyên tắc Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.

Thực hiện hợp tác quốc tế

Trên cơ sở nguyên tắc ấy, Điều 54, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định về việc thực hiện hợp tác quốc tế như sau: 

- Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

- Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

- Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc hồi hương nạn nhân là người nước ngoài trở về nước mà người đó có quốc tịch hoặc có nơi thường trú cuối cùng; áp dụng các biện pháp để việc hồi hương nạn nhân được tiến hành theo đúng pháp luật và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống mua bán người

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư