2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tham nhũng là căn bệnh “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực nhà nước. Nói đến tham nhũng là nói đến sự nguy hại do nó gây ra trên tất cả các phương diện, từ chính trị, kinh tế, hành chính - pháp luật cho đến văn hóa, xã hội, đạo đức, tâm linh,…Vì vậy, phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề rất quan trọng, then chốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày 20 tháng 11 năm 2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 10 Chương, 96 Điều. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định ở đây là cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Theo Điều 26 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Điều 26. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác
1. Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Chuyển đổi vị trí công tác là việc người có chức vụ, quyền hạn khi có đủ thời hạn làm việc theo quy định được chuyển từ vị trí công việc hiện tại đến vị trí công việc khác có tính chất tương đương trong các lĩnh vực, ngành, nghề dễ nảy sinh tham nhũng. Việc chuyển đối vị trí công tác trách được việc lợi dụng những sơ hở về cơ chế, chính sách trong phạm vi người có chức vụ quyền hạn công tác, quản lý đêt thực hiện hành vi tham nhũng, đồng thời tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm ở những vị trí công tác khác nhau.
Theo quy định nêu trên, nhằm phòng ngừa tham nhũng, việc chuyển đổi vị trí công tác phải được lập kế hoạch định kỳ hằng năm và được ban hành và công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện trách nhiệm này. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác hiểu là việc xác định mục tiêu, cách thức tổ chức thực hiện đối với việc chuyển đổi vị trí công tác. Nội dung của kế hoạch phải bao gồm mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh