2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra theo Điều 21 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất. Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định như sau:
“12. Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác.”
Chiếu xạ là một tác nhân gây hại, có sức tàn phá cực kỳ nguy hiểm và vì vậy, pháp luật bắt buộc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ song song thực hiện việc kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra nhằm hạn chế tối đa sự tác động của chiếu xạ đến con người, môi trường và các đối tượng khác.
Theo đó, kiểm soát chiếu xạ gồm có:
- Kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp là kiểm soát liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
- Kiểm soát chiếu xạ y tế là kiểm soát liều chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị;
- Kiểm soát chiếu xạ công chúng là kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra đối với những người không thuộc 2 trường hợp trên.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà bức xạ có thể mang lại thì nó vẫn có thể gây ra những nguy hiểm nặng nề tới sức khỏe của con người, phá hủy hệ sinh thái... nếu không sử dụng hợp lý.
Chính vì thế, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ sau đây:
- Bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn;
- Bảo đảm giữ cho liều chiếu xạ cá nhân, số người bị chiếu xạ và khả năng bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;
- Bảo đảm để lợi ích do công việc bức xạ mang lại phải đủ bù đắp cho những rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho con người, môi trường.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh