Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:34 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân

Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân theo Điều 65 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).

Nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân

Thiết bị hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân, thiết bị làm giàu urani, thiết bị chế tạo nhiên liệu hạt nhân hoặc thiết bị xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Phóng xạ thực chất là hạt nguyên tử không bền tự biến đổi, giải thoát năng lượng dư thừa và phát ra các bức xạ hạt nhân được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton hoặc mang điện âm như chùm electron phóng xạ beta, không mang điện như hạt nơtron, tia gamma.

Phóng xạ có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc gây nên một số các bệnh lý phức tạp cho cơ thể con người tùy vào mức độ và liều lượng tiếp xúc. Chính vì vậy, việc quản lý các vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ.

Theo đó, việc nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân được thực hiện theo quy định sau đây:

- Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

- Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng trước khi vận chuyển, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

Trong đó, kiện hàng phóng xạ (gọi tắt là kiện) được hiểu là hệ gồm bao bì và vật liệu phóng xạ bên trong bao bì được chuẩn bị để vận chuyển.

Trách nhiệm trong nhập khẩu xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân

- Cơ quan hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ các điều kiện xuất nhập khẩu; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân vi phạm quy định về xuất nhập khẩu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu.

- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.

- Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư