Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:33 (GMT+7)

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả. Từ đó, có thể khái quát lên phòng cháy, chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt đám cháy, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản. Để thực hiện tốt việc phòng cháy, chữa cháy, lực lượng phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy pháp luật hiện. hành quy định về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khái quát về lực lượng phòng cháy, chữa cháy 

Điều 43, Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:

- Lực lượng dân phòng;

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành 

- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Các quy định chi tiết về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy 

Tổ chức lực lượng 

Điều 47,Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định về việc tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy như sau: 

- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, Điều 7, Thông tư 149/2020/TT-BCA còn quy định chi tiết hơn việc phân cấp quản lý về phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân như sau: 

Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ bộ máy tổ chức, biên chế, địa bàn, số lượng cơ sở theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP để quyết định phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh quản lý đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn và các loại hình cơ sở sau: Trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh trở lên; cơ sở, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp nằm trên 02 địa bàn hành chính cấp huyện trở lên và cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Việc quản lý về phòng cháy và chữa cháy các cơ sở còn lại của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP do Công an cấp huyện thực hiện.

Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Điều 48, Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy như sau: 

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy. 

- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.

- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy. 

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. 

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định. 

- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự. 

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêmTổng hợp các bài viết về Luật phòng cháy chữa cháy

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư